Nếu như bạn đã biết đến vùng đất Hà Tĩnh nổi tiếng với giống bưởi Phúc Trạch thì chả có lý do gì lại chưa nghe đến tên giống cam khe mây cả, đây là loại cam được trồng khá nhiều ở đây, mang một hương thơm đậm đà cùng vị ngon, ngọt khó cưỡng, nó đã đánh thức vị giác của những người khó tính nhất. Vậy, loại cam này có đặc điểm gì nổi bật và cách trồng giống cam này ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc của cây cam khe mây
Như đã nói ở trên, cam khe mây có bắt nguồn từ vùng núi Khe Mây của xã Hương Đô, huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, đây là một giống cây trồng chủ lực của vùng quê này, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã có biết bao gia đình thoát nghèo nhờ vào cây cam ngon ngọt này.
Hiện nay, giống cam khe mây cũng được trồng ở khá nhiều tỉnh thành trên cả nước tuy nhiên, chỉ có cam ở vùng núi này mới cho hương vị thơm ngon nhất, có lẽ chính thứ đất kia đã nhào nặn nên thứ hương vị đó, nó làm cho con người ta khi đã ăn một lần rồi là nhớ mãi, và khi đến vùng đất này thì không thể nào quên mua về làm quà.
Đặc điểm của cam khe mây
Cây cam khe mây là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, cây có thân nhẵn, màu nâu phân nhánh nhiều, chiều cao trung bình của cây rơi vào khoảng 2-8m, tùy vào điều kiện thổ nhưỡng và cách chăm sóc.
Lá cây cam khe mây cũng cùng họ với lá bưởi và lá chanh, nó có màu xanh lục, nhỏ thon nhọn ở cả 2 đầu. Những chiếc lá này mọc nhiều, rậm thành ra nhìn tán cây cam lúc nào bạn cũng trông nó thật rậm rạp. Phiến lá nhẵn, mép nguyên.
Hoa cam có màu trắng, mùi khá thơm, cánh hoa nhỏ và bên trong có nhiều nhị bọc lấy lớp nhụy nằm trong cùng.
Quả cam có hình tròn, kích thước từ 5-10cm. Vỏ ngoài không được nhẵn lắm và có màu xanh, có những quả vỏ ngoài hơi vàng nữa. Quả mọc ra ở đầu cành xen lẫn với lá. Bên trong quả mọng nước và chứa nhiều hạt. Quả cam khe mây rất ngọt và có hương vị thơm ngon làm người ta khó quên.
Cam khe mây hiện nay có 2 loại chính đó là cam chanh và cam bù. Cam bù cho thu hoạch vào khoảng tháng 11 còn cam chanh thì khoảng tháng 9 âm lịch hàng năm.
Lợi ích khi trồng cam khe mây
Cây cam khe mây hiện nay được trồng như một loại cây kinh tế giúp cho nhiều gia đình cải thiện khó khăn, thoát nghèo. Tạo việc làm cho nhiều người.
Quả cam khe mây rất ngon nên ta có thể ăn trực tiếp hoặc vắt nước uống rất ngon.
Trong nước cam còn chứa nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe giúp tăng sức đề kháng, làm đẹp da…
Bạn có thể trồng cam khe mây trong sân vườn vừa làm cây cảnh lại là cây bóng mát hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây cam khe mây đạt tiêu chuẩn
Đây là một loại cây trồng cũng được cho vào dạng “khó tính” vì thế khi trồng cây này cần đảm bảo người trồng phải am hiểu yêu cầu kỹ thuật, tỉ mỉ, cẩn thận chăm sóc cây ngay từ khi còn nhỏ mới có thể giúp cây phát triển khỏe mạnh sau này được.
Ngoài ra cam khe mây còn dễ bị sâu bệnh gây hại nên cần phải chú ý, nhất là loại sâu đục thân, bệnh này ra khó nhận biết nên trồng cân người trồng cần tinh ý, nhanh mắt thì mới có thể dễ dàng giúp cho cây không bị ảnh hưởng được.
Người ta thường nhân giống cam khe mây bằng nhiều cách khác nhau như chiết, ghép mắt, gieo hạt… tuy nhiên thì phương pháp chiết cành dường như được sử dụng nhiều nhất vì ưu điểm của phương pháp này là giữ trọn vẹn được những nét nổi trội của cây mẹ đồng thời cũng giúp cho cây trồng được tạo nên bởi những đặc tính tốt nhất, đảm bảo không bị thoái hóa giống ở những thế hệ sau. Khi lựa chọn cành để chiết hãy chọn cây khỏe mạnh, có tuổi đời khoảng 3 năm và chưa bị sâu bệnh gây hại, chọn cành không quá non cũng không quá già đồng thời cành đó phải bụ bẫm, có sức sống tốt.
Khi chăm sóc cây cam khe mây cần lưu ý một số điểm sau:
Đất trồng cây cần thoáng khí, cấp đủ dinh dưỡng vào đó để bộ rễ non nớt ban đầu dễ hấp thụ nhất. Cũng nên trồng trên đất cao để cây không bị ngập úng vào trời mưa.
Khi trồng cây cũng nên chú ý đến lượng nước, đảm bảo cây có lượng nước ổn định không quá nhiều cũng không quá ít, vào thời điểm cây ra hoa kết quả thì nên tưới nhiều hơn một chút để quả cam luôn mọng nước, không bị khô.
Cũng nên bón phân định kỳ để cây phát triển ổn định không quá khô cằn.
Về sâu bệnh nếu thây cây có hiện tượng sâu bệnh thì nên chú ý một chút, ngắt bỏ lá, cành nhánh… để đảm bảo cây luôn thông thoáng nhất, sử dụng thuốc điều trị thực vật để loại bỏ sâu bệnh.
Kết.
Trên đây là những thông tin về cây cam khe mây mà Báo Khuyến Nông muốn chia sẻ đến các bạn, hi vọng đã giúp cho bạn hiểu thêm được nhiều hơn về cây ăn quả thơm ngon, ngọt mát này nhé.
Trường hợp chó bị viêm tai không hề hiếm gặp. Theo thống kê thì có khoảng 20% chó mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy, người nuôi cần tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm tai ở chó để nhận biết, chữa trị và phòng tránh cho chú chó nhà mình. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Bệnh viêm tai ở chó là gì?
Chó bị bệnh viêm tai tức là một hoặc hai tai của chúng đã viêm nhiễm, có dịch mủ và máu chảy ra ngoài. Bệnh viêm tai trong khoa học được gọi là Otitis externa. Khi mắc phải căn bệnh này, loài chó sẽ đau đớn, trở nên quằn quại, thậm chí còn ảnh hưởng đến thính giác của chó.
Nguyên nhân gây viêm tai ở chó
Bệnh viêm tai ở chó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Chó bị dị ứng: Nếu ăn phải những thực phẩm hay sờ vào những đồ vật mà chó bị dị ứng thì rất có khả năng gây ra bệnh viêm tai.
Động vật kí sinh: Loài ve tai Otodectes Cynotis (còn gọi là rận tai) cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai ở chó. Bằng cách nào đó, rận tai xâm nhập thành công vào trong tai chó và tấn công làm cho tai ngứa ngáy, khó chịu. Theo phản xạ, loài chó sẽ đưa chân lên cào để bớt ngứa những động tác này cũng sẽ khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Nhiễm trùng tai: Thời tiết thay đổi, một số loại vi khuẩn hoặc men Malassezia pachydermatis dễ dàng xâm nhập, tấn công vào tai chó, khiến chúng dễ bị bệnh nhiễm trùng ở tai. Đối với những chú chó có sức đề kháng cao, khỏe mạnh thì cơ thể chúng sẽ tự chống lại được vi khuẩn này. Tuy nhiên, một số chú chó sức đề kháng yếu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập, sinh sôi mạnh mẽ.
Các ngoại vật: Bụi bẩn, râu thực vật khi tích tụ lâu ngày trong tai chó mà không được làm sạch, vệ sinh thì lâu ngày nó sẽ trở thành tác nhân gây viêm tai ở chó.
Do Hormone: Đối với những chú chó ăn uống không khoa học, cơ thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa hormone sẽ gây nên bệnh về da và tai.
Triệu chứng của bệnh viêm tai ở chó
Người nuôi có thể nhận biết bệnh viêm tai ở chó qua những biểu hiện sau:
Chó bị ngứa tai, liên tục gãi, cào cấu ở tai và vùng đầu.
Ngửi thấy mùi hôi, tanh trong tai chó.
Tai chảy dịch mủ và máu.
Bộ phận của tai như vành tai, ống tai đỏ rát, tai sưng tấy.
Tính tình chó trở nên hung dữ, khó chịu.
Thường xuyên mệt mỏi, nằm thu mình trong góc, không chịu vận động.
Tác hại của bệnh viêm tai ở chó
Viêm tai ở chó là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của chú chó. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi lại ít quan tâm đến căn bệnh này. Dẫn tới việc điều trị chậm, khiến hậu quả để lại nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, việc chó bị viêm tai sẽ khiến chúng mất đi khả năng nhận biết âm thanh vốn có. Khi nuôi chó, rất ít chủ nuôi chú ý tới việc vệ sinh tai cho chúng nên chỉ cần lơ là, bệnh tình sẽ nặng hơn, vi khuẩn phát triển mạnh là đã có thể đe dọa tới tính mạng của chú chó.
Điều trị bệnh viêm tai ở chó
Muốn điều trị dứt điểm bệnh viêm tai ở chó, bạn cần xác định được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh là gì. Từ đó mới có thể áp dụng được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Trong trường hợp chú chó của bạn bị thay đổi hormone, hoặc dị ứng dẫn tới viêm tai thì có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt, bổ sung cân bằng hormone, đưa chú chó đi kiểm tra dị ứng… Hoặc nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ thú y để sử dụng liệu pháp miễn dịch.
Ngoài ra, việc vệ sinh tai chó sạch sẽ cũng rất quan trọng. Mỗi ngày, bạn cần phải loại bỏ dịch mủ, máu trong lỗ tai chó 2 lần vào sáng/tối. Nên sử dụng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn. Hoặc dùng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó.
Phòng bệnh viêm tai cho chó
Để chú chó của bạn luôn khỏe mạnh, chất lượng thì việc phòng chữa bệnh là điều tốt nhất. Để phòng bệnh viêm tai, người nuôi chó cần phải lưu ý tới một số giải pháp sau:
Thường xuyên kiểm tra tai chó xem có dị vật nào không. Đồng thời vệ sinh tai của chúng sạch sẽ, lên lịch trình tắm thường xuyên.
Cắt tỉa bớt lông thừa ở vành tai để vi khuẩn, nấm đỡ xâm nhập vào tai chó.
Khi thời tiết thay đổi, môi trường ẩm thấp, không hạn chế cho chó tiếp xúc ở những nơi bụi bẩn, bụi rậm.
Đưa chú chó đi khám định kỳ tại các cơ sở thú y.
Có thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học.
Vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ, đặc biệt là những thiết bị, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của chúng.
Không cho chó của bạn tiếp xúc, lại gần những con chó bị bệnh. Nếu không vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan, tấn công sang chú chó khỏe mạnh.
Việc trang bị những kiến thức về bệnh viêm tai ở chó nói riêng và các căn bệnh khác nói chung là vô cùng cần thiết. Trong quá trình nuôi, bạn cần chủ động theo dõi, phòng ngừa bệnh viêm tai, thối tai ở chó. Nếu để tới khi bị bệnh mới chữa trị thì sẽ rất phức tạp.
Hy vọng với những thông tin về bệnh viêm tai ở chó mà chúng tôi cung cấp ở trên, bạn sẽ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chú chó của mình!
Báo Khuyến Nông (https://baokhuyennong.com) – Website chia sẻ kiến thức về Cây Trồng – Vật Nuôi – Kỹ Thuật, cung cấp thông tin về Nông nghiệp Nông dân Nông thôn Việt Nam